Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

BIỂN ĐÔNG - LÁ CHẮN TÊN LỬA VÀ KHÍ TÀI QUÂN SỰ CỦA VIỆT NAM.


Hiện nay, trong biên chế lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam ngoài tổ hợp hiện đại K-300P Bastion-P, ta còn có các tổ hợp tên lửa cũ hơn là 4K51 Rubezh. Hiện các tổ hợp 4K51 này được biên chế trong Lữ đoàn 680 (Vùng 3 Hải quân) bảo vệ bờ biển các tỉnh miền Trung. 4K51 Rubezh là tổ hợp tên lửa bờ biển do Liên Xô phát triển từ năm 1970 bổ sung cho tổ hợp 4K44 Redut (Việt Nam cũng có trong trang bị) trong tác chiến chống tàu tầm gần. Tổ hợp được thiết kế đơn giản, tính cơ động cao gồm: 4 xe phóng đạn (kiêm điều khiển) 3P51 (trong ảnh), 4 xe chở đạn tên lửa với 16 quả đạn. Ảnh minh họa nước ngoài. Các xe phóng đạn 3P51 thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp hạng nặng MAZ-543M. Trên xe phóng lắp đặt cabin điều khiển hỏa lực, đài radar trinh sát – dẫn bắn Harpoon, cụm 2 ống phóng tên lửa KT-161. Ảnh minh họa nước ngoài. Chiến sĩ lữ đoàn 680 chuẩn bị bệ phóng nạp đạn cho xe phóng 3P51. Đạn P-15M lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn đặt ở phía dưới thân gần đuôi tên lửa và động cơ hành trình nhiên liệu lỏng cho phép đạt tốc độ hành trình 1.100km/h (Mach 0,9), tầm bắn từ 8-80km. Đạn tên lửa lắp đầu tự dẫn radar chủ động (tầm 10-20km) hoặc đầu tự dẫn hồng ngoại. Khi chiến đấu, xe phóng sẽ nâng anten radar lên độ cao cần thiết, quay ống phóng về hướng phóng và đưa ống phóng về tư thế phóng đạn. Ảnh minh họa nước ngoài. Trong cabin điều khiển, sĩ quan theo dõi màn hình radar tìm kiếm, phát hiện, xác định tọa độ và nạp thông tin mục tiêu vào bộ nhớ đạn tên lửa. Sau đó, chỉ chờ lệnh của chỉ huy kíp chiến đấu là phóng đạn. Khi phóng, tên lửa rời bệ bằng động cơ khởi tốc và động cơ hành trình, cánh của tên lửa cũng mở ra. Ảnh minh họa nước ngoài. Pháo phản lực phóng loạt BM-14 (Trung đoàn pháo binh 6) tấn công mục tiêu trên biển trong cuộc diễn tập tháng 8/2012. Ảnh: QĐND Đạt tầm bắn xa nhất trong vũ khí phòng thủ bờ biển Việt Nam là tổ hợp tên lửa 4K44B Redut. Trong ảnh là các xe mang phóng tự hành của tổ hợp 4K44B Việt Nam. Tổ hợp 4K44B Redut trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa P-35. Đạn tên lửa có tầm bắn tới 500km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 800-1.000km. Với sức công phá này, P-35 có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn, kể cả tàu sân bay. Trong ảnh là tổ hợp 4K44B Redut đang khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát ‘lá chắn thép’ Bastion trên biển Xe phóng Bastion đang chuyển sang trạng thái chiến đấu. Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412. Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á. Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người. Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630. Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn. Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km. Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran. Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn… Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM. Ngay sau ngày giải phóng, Việt Nam đã từng dùng trực thăng UH-1 (thu được của địch) cất cánh từ tàu đổ bộ cỡ lớn hạ cánh xuống các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Nhưng, đối với các máy bay từ đất liền bay ra Trường Sa thì phải tới cuối những năm 1980 mới thực hiện. Khi đó, không quân ta đã được trang bị cường kích cơ cánh cụp cánh xòe Su-22M có tầm bay với tới được Trường Sa. Bên cạnh đó, sau này không quân ta còn có thêm sự phục vụ của tiêm kích hạng nặng Su-27SK/PU. Nhưng chiếc máy bay có tầm bay tới 3.530km, thừa khả năng để vươn tới Trường Sa. Sau Su-27SK/PU, Không quân Nhân dân Việt Nam còn có thêm các tiêm kích đa năng Su-30MK/MK2 để tăng cường lực lượng bảo vệ Trường Sa. Những chiếc Su-30 từ căn cứ phía Nam nhiều lần bay ra Trường Sa. SƯU TẦM.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét



CÁC BẠN GỬI ẢNH CHO TÔI BẰNG CÁCH COPY URL CỦA ẢNH RỒI DÁN VÀO KHUNG NHẬN XÉT BÊN DƯỚI.

Blogger Gadgets
Copyright 2010 QUANGHIEN968.

TRANG CHỦ. | ĐỌC BÁO | L.B.V MÁY TÍNH. | NGHE NHẠC. | XEM PHIM. |