Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ PHỤ NỮ TRÊN THẾ GIỚI.


Phụ nữ là một nửa thế giới và họ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống này. Phụ nữ cũng phải gánh vác những trách nhiệm nặng nề không kém đàn ông như sinh đẻ, chăm sóc gia đình, con cái… Họ đáng nhận được sự tôn trọng và trân trọng từ phái mạnh.Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người phụ nữ đang phải chịu đựng cảnh bạo lực, ngược đãi, bất công hay phân biệt về giới tính , một số không nhiều phái nữ đang sống yên lành bổng nhiên muốn chơi trò chiến tranh , muốn trở thành một chiến sĩ yêu nước đấu tranh cho cái gọi là nhân quyền và tự do , dân chủ ...
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền đang diễn ra căng thẳng trên nhiều phương diện, hình ảnh một cô gái trẻ giật cờ đỏ sao vàng và vứt xuống đất trong một clip được ghi lại trong cuộc biểu tình ngày 11/ 5/2014 ở TP HCM đã khiến cộng đồng mạng Việt Nam phẫn nộ. Ghi nhận tại cuộc biểu tình cho thấy, cô gái này thuộc một nhóm người biểu tình có "biểu hiện lạ". Bên cạnh các khẩu hiệu chống Trung Quốc, nhóm này còn trương ra các khẩu hiệu mang tính chất đả kích nhà nước Việt Nam và đòi thả “những người yêu nước bị bắt”. Trong một bức ảnh chụp tại hiện trường, cô gái trong clip cầm trong tay khẩu hiệu có nội dung "Tự do cho người yêu nước Đinh Nguyên Kha". Vậy "Người yêu nước Đinh Nguyên Kha" là ai? Có mối liên hệ gì giữa cái tên Đinh Nguyên Kha mà nhóm biểu tình này ủng hộ với hành động giật cờ của cô gái trong clip? Theo truyền thông Việt Nam, ngày 16/8/2013, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với 2 bị cáo Đinh Nguyên Kha (SN 1988) và Nguyễn Phương Uyên (SN 1992) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tòa đã tuyên phạt Đinh Nguyên Kha 4 năm tù; Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo và 52 tháng thử thách. Trước đó, Nguyên Kha và Phương Uyên đã thừa nhận mình là thành viên của tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước”, vào sáng ngày 10/10/2012 đã tiến hành rải truyền đơn với nội dung xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo của Việt Nam cũng như quan điểm lệch lạc về chủ quyền quốc gia, đồng thời kích động người dân biểu tình chống lại Nhà nước. Kha và Uyên đã vẽ cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ cũ và in nhiều truyền đơn có dán tiền lẻ các loại mệnh giá 5.000, 10.000 và 20.000 đồng để thu hút sự chú ý của người đi đường. Từ những hình ảnh và thông tin về hành vi phát tán cờ ba sọc thuộc chế độ cũ của Đinh Nguyên Kha, có thể khẳng định, "cô gái giật cờ" và nhóm người ủng hộ Định Nguyên Kha cùng “những người yêu nước bị bắt” xuất hiện trong cuộc biểu tình vừa qua là những phần tử không coi cờ đỏ sao vàng là lá cờ của đất nước mình. Họ tham gia biểu tình chỉ để đạt được những mục tiêu chính trị không trong sáng, đối lập lại với khối đoàn kết toàn dân tộc và những chính sách bảo vệ đất nước của chính quyền Việt Nam đương thời. Hành động giật cờ của cô gái trong clip chính là minh chứng sinh động nhất cho ý đồ của họ. Những phần tử trên phải được cách ly khỏi cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước của Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Điều này cần thực hiện trong khuôn khổ đạo đức và pháp luật, tránh những hành vi quá khích có thể làm ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an xã hội. Chúc tổ chức phản động TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC sớm đoàn tụ trong trai giam để hợp ca bài dậy mà đị. T.H Một người phụ nữ tham gia biểu tình cố gắng phá vỡ hàng rào bảo vệ của cảnh sát chống bạo động khi nhóm của cô đang đến gần hơn sứ quán Mỹ ở Manila, Phillippines, vào ngày quốc tế phụ nữ 08/03/2013. Hàng ngàn phụ nữ Phillippines đã kỷ niệm ngày 08/03 với những lời kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Diêm dân Ấn Độ Walbai Ayyubbhai, 70 tuổi, kiểm tra những răng cưa trên chiếc cào mũi tại một cánh đồng muối ở vùng Santalpur, thuộc Little Rann, Kutch, Ấn Độ, 07/03/2013. Phụ nữ luôn phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn so với đàn ông, và tình trạng khủng khoảng của nền kinh tế thế giới càng làm cho tỉ lệ đó trở nên chênh lệch hơn, theo tổ chức lao động quốc tế công bố vào tháng 12/2012. Hai nữ lính hải quân mới nhập ngũ Princesse Aldrete (trái) và Genisis Ordonez (phải) đứng trong hàng ngũ khi tham gia buổi tập chiến đấu giáp lá cà tại nơi đóng quân ở MCRD Parris Island, Nam Carolina, 27/02/2013. Một phụ nữ bước ngang qua tấm áp phích lớn ngoài trời in hình người mẫu Australia Miranda Kerr ở Mumbai, Ấn Độ, 08/02/2013. Một cảnh vệ của Đơn vị bảo vệ quốc gia (National Protection Unit – NPU) mặc áo giáp chống đạn trước một buổi tập bắn ở gần Bogota, Colombia, 01/03/2013. Một cô gái hô to khẩu hiệu khi đi biểu tình phản đối tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, tại buổi bế mạc tại Hội nghị quốc gia về phụ nữ nông thôn ở Brasilia, Brazil, 21/02/2013. Phụ nữ Pakistan nấu ăn cho gia đình trong một căn nhà lụp xụp tại một khu ổ chuột ở Islamabad, Pakistan, 04/03/2013. Một người mẫu đang được trang điểm sau sân khấu tại Tuần lễ thời trang Mercedes-Benz ở Madrid, 20/02/2013. Phóng viên chụp ảnh và quay phim một cô người mẫu đang trình diễn một thiết kế mới của nhà thiết kế người Pháp Barbara Bui trong buổi trình diễn thời trang Thu-Đông dành cho phụ nữ thuộc Tuần lễ thời trang Paris, 28/02/2013. Các nữ công nhân Ấn Độ kéo dây cáp điện cho một công ty điện lực ở Ahmadabad, Ấn Độ, 08/03/2013. Các nhân viên cảnh sát tham gia một buổi diễu binh nhân kỷ niệm 183 năm thành lập lực lượng cảnh sát Uruguay, tại thủ đô Montevideo, 18/12/2012. Nữ sinh Pakistan Malala Yousufzai (giữa) vẫy tay chào các y tá khi cô được cho xuất viện tại bệnh viện The Queen Elizabeth ở Birmingham, 04/01/2013. Cô gái 15 tuổi này đã bị bắn vào đầu bởi phiến quân Taliban và được đưa đến Anh để chữa trị, vì cô cần được phẫu thuật tái tạo lại xương sọ. Chandani, 22 tuổi, làm việc lái xe cho một tổ chức xã hội với mục đích mang lại dịch vụ vận chuyển an toàn và đảm bảo cho phụ nữ, lái bởi phụ nữ, ngồi trong xe của cô trên một con phố ở New Delhi, Ấn Độ, 13/01/2013. Chandani cho biết, nhu cầu cho dịch vụ xe an toàn này đã tăng nhanh sau khi một nữ sinh viên y khoa 23 tuổi bị cưỡng hiếp ở New Delhi. Cô Chandani đã làm nghề này được 4 năm và cô phải làm ca đêm, việc này đem lại nhiều bất tiện đối với một phụ nữ như cô. Cô mang theo bình xịt hơi cay và được huấn luyện để có thể tự vệ. Cảnh sát chống bạo động bắt giữ một phụ nữ thuộc nhóm hoạt động vì nữ quyền Femen trước trụ sở hội đồng liên minh châu Âu trong một cuộc biểu tình phản đối chuyến viếng thăm của tổng thống Nga Vladimir Putin ở Brussels, 21/12/2012. 4 Một bé gái Ấn Độ đạp xe kéo chở rau quả với sự trợ giúp của cha từ phía sau ở ngoại ô New Delhi, 07/03/2013. Các tù nhân khiêu vũ để phản đối tình trạng bạo lực đối với phụ nữ khi họ tham gia sự kiện One Billion Rising tại nhà tù số 5 San Francisco, ở San Bruno, California, 14/02/2013. Phụ nữ Masaai xếp hàng để bầu cử tại một cuộc tổng tuyển cử ở Kumpa, Kenya, 04/03/2013. Hình ảnh một nữ binh sĩ của Triều Tiên dẫn đội pháo binh tấn công tàu trên biển được chiếu trên một màn hình lớn phía sau các ca sĩ và dàn nhạc Unhasu Orchestra trong một buổi hoà nhạc nhân ngày quốc tế phụ nữ ở Bình Nhưỡng, 08/03/2013. Zahraa, một phụ nữ Iraq phải rời bỏ đất nước, tham dự một sự kiện được tổ chức bởi tổ chức Medecins San Frontieres (Bác sĩ không biên giới), tại một bệnh viện ở Amman Jordan, 07/03/2013. Sakiba Covic (trái) và Semsa Hadzo ngồi chờ thang máy trong một mỏ than ở Breza, 05/03/2013. Covic và Hadzo là người phụ nữ duy nhất làm nghề thợ mỏ trên toàn lãnh thổ Bosnia và Herzegovina. Công việc của họ là thực hiện các đo đạc hàng ngày về không khí, khí gas và giám sát an toàn chung của khu mỏ. Bushra, người tị nạn thứ một triệu rời Syria đăng ký ở Cao uỷ LHQ về người tị nạn (UNHCR), ẵm cô con gái trên tay trong một căn phòng nhỏ được thuê bởi người chồng đang mất tích tại một khu dân cư nghèo ở Tripoli, 07/03/2013. Hai thành viên nữ người Kurd thuộc đơn vị Popular Protection Units đứng bảo vệ tại một chốt kiểm soát gần thành phố Qamishli, Syria, 03/03/2013. Những người biểu tình thực hiện một trò chơi đường phố về nạn cưỡng hiếp trong một cuộc biểu tình gần toà nghị viện Ấn Độ, ở New Delhi, 21/02/2013.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét



CÁC BẠN GỬI ẢNH CHO TÔI BẰNG CÁCH COPY URL CỦA ẢNH RỒI DÁN VÀO KHUNG NHẬN XÉT BÊN DƯỚI.

Blogger Gadgets
Copyright 2010 QUANGHIEN968.

TRANG CHỦ. | ĐỌC BÁO | L.B.V MÁY TÍNH. | NGHE NHẠC. | XEM PHIM. |