Hiển thị các bài đăng có nhãn THỜI SỰ - THẾ GIỚI.. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THỜI SỰ - THẾ GIỚI.. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THẾ GIỚI 2014.


Michael Phelps khởi động trước vòng loại thể thức bơi tự do 50m ở giải Arena Grand Prix, 25/04/2014. Đây là giải đấu thứ hai của Phelps sau gần 2 năm giải nghệ. Các công nhân làm việc tại mỏ vàng lộ thiên Djoubissi, phía Bắc Bambari, CH Trung Phi. Cảnh sát hàng hải tìm kiếm hành khách bị mất tích khi pháo sáng được bắn lên để phục vụ việc cứu hộ đêm, ở vụ đám phà “Sewol” ngoài khơi Jindo, Hàn Quốc, 16/04/2014. Khoảng 300 người đã mất tích sau khi một chiếc phà rời Hàn Quốc. Đây là một trong những tai nạn hàng hải tệ hại nhất ở Hàn Quốc trong vòng 20 năm qua. Những người tham gia lễ hội sắc màu (Holi Festival of Colours) ném bột màu lên không trung ở Barcelona, Tây Ban Nha, 06/04/2014. Người đàn ông cứu một bé trai từ đống đổ nát sau một vụ nổ do lực lượng trung thành với thổng thống Bashar Al-Assad thực hiện ở khu Al-Shaar, Aleppo, 06/04/2014. Một người di cư ở hạ Sahara được nhân viên an ninh quốc gia Tây Ban Nha giúp đỡ sau khi bị ngất trên một vách hàng rào kẽm chia cách Morocco và Tây Ban Nha ở Melilla, 03/04/2014. Cảnh sát Tây Ban Nha và Morocco đã ngăn chặn một đợt vượt biên trái phép của hàng chục người châu Phi để vào Melilla. Hàng chục ngàn người dân hạ Sahara hy vọng có được một cuộc sống tốt hơn tại châu Âu và họ đến Morocco trước khi tìm cách vào Tây Ban Nha ở Melilla. CEO của General Motors Mary Barra đến để dự buổi điều trần về đợt thu hồi xe do mắc lỗi gây chết người tại Uỷ ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện ỹ, ở Capitol Hill, Washington, 01/04/2014. Vị giám mục đáng kính Gerald F. Kicanas của vùng Tucson, phát Bánh Thánh cho những người Mexico sống phía bên kia biên giới quốc tế, ở Nogales, Arizona, 01/04/2014. Một lá cờ được cắm bởi những tình nguyện viên hỗ trợ tìm kiếm ở khu vực bị lỡ đất tại Oso, Washington, 25/03/2014. Ít nhất 14 người đã thiệt mạng trong vụ lở đất này và nhiều người khác bị thương. Thân xác của một đứa trẻ bị thiệt mạng trong vụ nổ bom gần điểm biểu tình chống chính, được chuẩn bị cho tang lễ trong một ngôi chùa Phật giáo ở Bangkok, Thái Lan, 24/02/2014. Cô dâu Rivka Hannah Krois, người theo đạo Do Thái giáo, ngồi xem chú rể khiêu vũ sau lễ cưới truyền thống của họ ở khu Mea Shearim, Jerusalem, 19/02/2014 Fatima, 13 tuổi, an ủi người cha bị thương, Ahmad al-Messmar, 40 tuổi, trong một vụ đánh bom xe liều chết gần một trạm xăng ở thị trấn người Shiite thuộc Hermel, Lebanon, 02/02/2014. Một người thân của hành khách đi trên chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines khóc thét lên khi nhận được thông tin cập nhật ở Bắc Kinh, 24/03/2014. Hai đứa trẻ đẩy xe có những thùng chứa nước trên một con đường bị hư hỏng ở thành phố cổ Aleppo, 11/03/2014. Số lượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi nội chiến ở Syria đã tăng gấp đôi trong năm qua, với hàng trăm ngàn đứa trẻ bị cô lập trong các vùng chiến sự ở đất nước này. Phụ nữ địa phương đứng nhìn những người đàn ông có vũ trang, được cho là lính Nga, đang làm nhiệm vụ tại căn cứ quân sự Ukraine ở Perevalnoe, 05/03/2014. Một bác sĩ kiểm tra tuyến giáp cho bé gái 5 tuổi trong lúc anh trai và cô y tá chăm sóc cho bé tại một khu nhà tạm ở Nihonmatsu, nằm về phía Tây của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị hỏng sau trận sóng thần năm 2011. Người Hàn Quốc nắm tay những người thân ở Triều Tiên trên xe buýt sau cuộc gặp đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán tại núi Kim Cương, Triều Tiên, 25/02/2014. Một người đàn ông tránh đường cho con báo ở thành phố Meerut, 23/02/2014. Các nhân viên kiểm lâm và cảnh sát đã dùng cung tên tẩm thuốc mê để đi tìm bắt con báo làm bị thương 6 người dân ở thành phố phía Bắc Ấn Độ, khiến mọi người lo sợ và không dám ra đường. Cô Li Yan, mang thai đứa con thứ hai, nằm trên giường khi đứa con gái đầu đặt lỗ tai lên bụng Mẹ để lắng nghe tiếng động trong bụng Mẹ, 20/02/2014. Một linh mục nói chuyện với cảnh sát chống bạo động và người biểu tình tại một nơi vừa xảy ra đụng độ ở Kiev, 12/02/2014. Bức ảnh được chụp ngày 31/01/2014, và công bố bởi Cơ quan công tác và cứu trợ LHQ (UNRWA), cho thấy đám đông những người sống tại trại tị nạn người Palestine ở Yarmouk, xếp hàng để chờ nhận thực phẩm cứu trợ, ở Damacus, Syria. Thân xác của võ sỉ Christopher Rivera, người bị bắn chết, được đặt trên một võ đài giả trong lễ tang của anh ở San Juan, Puerto Rico, 31/01/2014. Elsie Rodriguez, phó giám đốc nhà tang lễ Marin cho biết, Rivera đã nói với gia đình rằng nếu anh chết thì lễ tang của anh phải có liên quan gì đó đến sự nghiệp đấm bốc của mình. Học sinh chơi đùa trên sân trường khi núi lửa Sinabung đang phun tro bụi ở Sukandebi, Bắc Sumatra, Indonesia, 16/01/2014. Một chú chim mòng biển bay ngang qua con tàu Costa Concordia đang được cứu hộ ngoài khơi cảng Giglio, 12/01/2014. Con tàu Costa Concordia đã gặp nạn sau khi đâm phải đá ngầm ở ngoài khơi đảo Isola del Giglio, vùng Tuscany, Italia, 13/01/2012. Đã có 33 người thiệt mạng trong vụ đắm tàu này. Một người đi bộ khó khăn chống lại những cơn gió mạnh và tuyết trên con đường ở St. Louis, Florida, 05/01/2014; xa xa là toà nhà Gateway Arch. Theo TINHTE.VN / BOSTONGLOBE http://reds.vn/

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Thượng cờ hai tàu pháo tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng.


Sáng 17/7, Vùng 2 Hải quân đã tổ chức lễ tiếp nhận hai tàu pháo - tên lửa đầu tiên đóng mới tại Việt Nam mang số hiệu HQ-377 và HQ-378.
Đây là 2 trong số 6 tàu tên lửa hiện đại do Tổng công ty Ba Son đóng theo hợp đồng với Quân chủng Hải quân từ năm 2009, trên cơ sở chuyển giao công nghệ của Liên bang Nga. Hai tàu tên lửa thuộc lớp 1241.8 do Viện Almaz (Liên bang Nga) thiết kế, có lượng giãn nước lớn nhất 563 tấn, chiều dài 56,9 m, mớn nước mũi 2,4 m, vận tốc kinh tế 12-14 hải lý, lớn nhất 42 hải lý/h; thủy thủ đoàn 44 người; tầm hoạt động trên biển 10 ngày tương đương 1.700 hải lý, dự trữ đầy nhiên liệu được 2.400 hải lý; chịu được sóng cấp 6-7. Lễ thượng cờ, bàn giao tàu được tổ chức tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) do Đại tá Lương Việt Hùng, Tư lệnh Vùng 2 Hải quân chủ trì. Tổ quân kỳ và đội hình cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 167 tham gia buổi lễ. Việc đưa vào sử dụng hai tàu HQ-377 và HQ-378 không chỉ là bước tiến quan trọng mang tính đột phá của công nghệ mà còn giúp trang bị tàu chiến hiện đại để hải quân làm chủ khí tài, sẵn sàng bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Đại tá Lương Việt Hùng, Tư lệnh vùng 2 trao quốc kỳ và hải kỳ cho thuyền trưởng, chính trị viên 2 tàu pháo tên lửa. "Tiếp nhận 2 tàu cho Lữ đoàn 167 là một bước tiến mới trong lộ trình của Vùng 2 nói riêng và Quân chủng Hải quân nói chung tiến thẳng lên hiện đại", Đại tá Hùng nói. Đại tá Hùng cũng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt để bước vào huấn luyện, làm chủ các loại phương tiện vũ khí kỹ thuật trên tàu và tiến tới làm chủ hoàn toàn con tàu trong thời gian sớm nhất. Thuyền trưởng, Chính trị viên Tàu HQ-377 chuẩn bị lên tàu kéo cờ. Quốc kỳ, hải kỳ tung bay trên tàu HQ-377. Hai tàu tên lửa được tích hợp nhiều hệ thống thiết bị công nghệ cao, kết hợp tốt nhất giữa khả năng tấn công và phòng thủ như: các hệ thống vũ khí khí tài, động lực, thiết bị điều khiển, bảo vệ và kết cấu đảm bảo sức sống, tính năng đi biển, hoạt động độc lập... Tàu được trang bị một pháo tự động AK-176M cỡ nòng 76,2 mm tầm bắn 15 km, tốc độ 130 phát/phút, 2 pháo phòng không cao tốc Ak-630M với tốc độ bắn 5.000 phát/phút. Đáng chú ý nhất là hệ thống tên lửa Kh-35 Uran-E với 16 quả đạn được bố trí ở 4 bệ phóng hai bên sườn tàu, có khả năng đánh chìm chiến hạm lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn, với tầm bắn lên đến 130 km. TG. Quang Tiến.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ PHỤ NỮ TRÊN THẾ GIỚI.


Phụ nữ là một nửa thế giới và họ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống này. Phụ nữ cũng phải gánh vác những trách nhiệm nặng nề không kém đàn ông như sinh đẻ, chăm sóc gia đình, con cái… Họ đáng nhận được sự tôn trọng và trân trọng từ phái mạnh.Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người phụ nữ đang phải chịu đựng cảnh bạo lực, ngược đãi, bất công hay phân biệt về giới tính , một số không nhiều phái nữ đang sống yên lành bổng nhiên muốn chơi trò chiến tranh , muốn trở thành một chiến sĩ yêu nước đấu tranh cho cái gọi là nhân quyền và tự do , dân chủ ...
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền đang diễn ra căng thẳng trên nhiều phương diện, hình ảnh một cô gái trẻ giật cờ đỏ sao vàng và vứt xuống đất trong một clip được ghi lại trong cuộc biểu tình ngày 11/ 5/2014 ở TP HCM đã khiến cộng đồng mạng Việt Nam phẫn nộ. Ghi nhận tại cuộc biểu tình cho thấy, cô gái này thuộc một nhóm người biểu tình có "biểu hiện lạ". Bên cạnh các khẩu hiệu chống Trung Quốc, nhóm này còn trương ra các khẩu hiệu mang tính chất đả kích nhà nước Việt Nam và đòi thả “những người yêu nước bị bắt”. Trong một bức ảnh chụp tại hiện trường, cô gái trong clip cầm trong tay khẩu hiệu có nội dung "Tự do cho người yêu nước Đinh Nguyên Kha". Vậy "Người yêu nước Đinh Nguyên Kha" là ai? Có mối liên hệ gì giữa cái tên Đinh Nguyên Kha mà nhóm biểu tình này ủng hộ với hành động giật cờ của cô gái trong clip? Theo truyền thông Việt Nam, ngày 16/8/2013, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với 2 bị cáo Đinh Nguyên Kha (SN 1988) và Nguyễn Phương Uyên (SN 1992) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tòa đã tuyên phạt Đinh Nguyên Kha 4 năm tù; Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo và 52 tháng thử thách. Trước đó, Nguyên Kha và Phương Uyên đã thừa nhận mình là thành viên của tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước”, vào sáng ngày 10/10/2012 đã tiến hành rải truyền đơn với nội dung xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo của Việt Nam cũng như quan điểm lệch lạc về chủ quyền quốc gia, đồng thời kích động người dân biểu tình chống lại Nhà nước. Kha và Uyên đã vẽ cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ cũ và in nhiều truyền đơn có dán tiền lẻ các loại mệnh giá 5.000, 10.000 và 20.000 đồng để thu hút sự chú ý của người đi đường. Từ những hình ảnh và thông tin về hành vi phát tán cờ ba sọc thuộc chế độ cũ của Đinh Nguyên Kha, có thể khẳng định, "cô gái giật cờ" và nhóm người ủng hộ Định Nguyên Kha cùng “những người yêu nước bị bắt” xuất hiện trong cuộc biểu tình vừa qua là những phần tử không coi cờ đỏ sao vàng là lá cờ của đất nước mình. Họ tham gia biểu tình chỉ để đạt được những mục tiêu chính trị không trong sáng, đối lập lại với khối đoàn kết toàn dân tộc và những chính sách bảo vệ đất nước của chính quyền Việt Nam đương thời. Hành động giật cờ của cô gái trong clip chính là minh chứng sinh động nhất cho ý đồ của họ. Những phần tử trên phải được cách ly khỏi cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước của Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Điều này cần thực hiện trong khuôn khổ đạo đức và pháp luật, tránh những hành vi quá khích có thể làm ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an xã hội. Chúc tổ chức phản động TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC sớm đoàn tụ trong trai giam để hợp ca bài dậy mà đị. T.H Một người phụ nữ tham gia biểu tình cố gắng phá vỡ hàng rào bảo vệ của cảnh sát chống bạo động khi nhóm của cô đang đến gần hơn sứ quán Mỹ ở Manila, Phillippines, vào ngày quốc tế phụ nữ 08/03/2013. Hàng ngàn phụ nữ Phillippines đã kỷ niệm ngày 08/03 với những lời kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Diêm dân Ấn Độ Walbai Ayyubbhai, 70 tuổi, kiểm tra những răng cưa trên chiếc cào mũi tại một cánh đồng muối ở vùng Santalpur, thuộc Little Rann, Kutch, Ấn Độ, 07/03/2013. Phụ nữ luôn phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn so với đàn ông, và tình trạng khủng khoảng của nền kinh tế thế giới càng làm cho tỉ lệ đó trở nên chênh lệch hơn, theo tổ chức lao động quốc tế công bố vào tháng 12/2012. Hai nữ lính hải quân mới nhập ngũ Princesse Aldrete (trái) và Genisis Ordonez (phải) đứng trong hàng ngũ khi tham gia buổi tập chiến đấu giáp lá cà tại nơi đóng quân ở MCRD Parris Island, Nam Carolina, 27/02/2013. Một phụ nữ bước ngang qua tấm áp phích lớn ngoài trời in hình người mẫu Australia Miranda Kerr ở Mumbai, Ấn Độ, 08/02/2013. Một cảnh vệ của Đơn vị bảo vệ quốc gia (National Protection Unit – NPU) mặc áo giáp chống đạn trước một buổi tập bắn ở gần Bogota, Colombia, 01/03/2013. Một cô gái hô to khẩu hiệu khi đi biểu tình phản đối tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, tại buổi bế mạc tại Hội nghị quốc gia về phụ nữ nông thôn ở Brasilia, Brazil, 21/02/2013. Phụ nữ Pakistan nấu ăn cho gia đình trong một căn nhà lụp xụp tại một khu ổ chuột ở Islamabad, Pakistan, 04/03/2013. Một người mẫu đang được trang điểm sau sân khấu tại Tuần lễ thời trang Mercedes-Benz ở Madrid, 20/02/2013. Phóng viên chụp ảnh và quay phim một cô người mẫu đang trình diễn một thiết kế mới của nhà thiết kế người Pháp Barbara Bui trong buổi trình diễn thời trang Thu-Đông dành cho phụ nữ thuộc Tuần lễ thời trang Paris, 28/02/2013. Các nữ công nhân Ấn Độ kéo dây cáp điện cho một công ty điện lực ở Ahmadabad, Ấn Độ, 08/03/2013. Các nhân viên cảnh sát tham gia một buổi diễu binh nhân kỷ niệm 183 năm thành lập lực lượng cảnh sát Uruguay, tại thủ đô Montevideo, 18/12/2012. Nữ sinh Pakistan Malala Yousufzai (giữa) vẫy tay chào các y tá khi cô được cho xuất viện tại bệnh viện The Queen Elizabeth ở Birmingham, 04/01/2013. Cô gái 15 tuổi này đã bị bắn vào đầu bởi phiến quân Taliban và được đưa đến Anh để chữa trị, vì cô cần được phẫu thuật tái tạo lại xương sọ. Chandani, 22 tuổi, làm việc lái xe cho một tổ chức xã hội với mục đích mang lại dịch vụ vận chuyển an toàn và đảm bảo cho phụ nữ, lái bởi phụ nữ, ngồi trong xe của cô trên một con phố ở New Delhi, Ấn Độ, 13/01/2013. Chandani cho biết, nhu cầu cho dịch vụ xe an toàn này đã tăng nhanh sau khi một nữ sinh viên y khoa 23 tuổi bị cưỡng hiếp ở New Delhi. Cô Chandani đã làm nghề này được 4 năm và cô phải làm ca đêm, việc này đem lại nhiều bất tiện đối với một phụ nữ như cô. Cô mang theo bình xịt hơi cay và được huấn luyện để có thể tự vệ. Cảnh sát chống bạo động bắt giữ một phụ nữ thuộc nhóm hoạt động vì nữ quyền Femen trước trụ sở hội đồng liên minh châu Âu trong một cuộc biểu tình phản đối chuyến viếng thăm của tổng thống Nga Vladimir Putin ở Brussels, 21/12/2012. 4 Một bé gái Ấn Độ đạp xe kéo chở rau quả với sự trợ giúp của cha từ phía sau ở ngoại ô New Delhi, 07/03/2013. Các tù nhân khiêu vũ để phản đối tình trạng bạo lực đối với phụ nữ khi họ tham gia sự kiện One Billion Rising tại nhà tù số 5 San Francisco, ở San Bruno, California, 14/02/2013. Phụ nữ Masaai xếp hàng để bầu cử tại một cuộc tổng tuyển cử ở Kumpa, Kenya, 04/03/2013. Hình ảnh một nữ binh sĩ của Triều Tiên dẫn đội pháo binh tấn công tàu trên biển được chiếu trên một màn hình lớn phía sau các ca sĩ và dàn nhạc Unhasu Orchestra trong một buổi hoà nhạc nhân ngày quốc tế phụ nữ ở Bình Nhưỡng, 08/03/2013. Zahraa, một phụ nữ Iraq phải rời bỏ đất nước, tham dự một sự kiện được tổ chức bởi tổ chức Medecins San Frontieres (Bác sĩ không biên giới), tại một bệnh viện ở Amman Jordan, 07/03/2013. Sakiba Covic (trái) và Semsa Hadzo ngồi chờ thang máy trong một mỏ than ở Breza, 05/03/2013. Covic và Hadzo là người phụ nữ duy nhất làm nghề thợ mỏ trên toàn lãnh thổ Bosnia và Herzegovina. Công việc của họ là thực hiện các đo đạc hàng ngày về không khí, khí gas và giám sát an toàn chung của khu mỏ. Bushra, người tị nạn thứ một triệu rời Syria đăng ký ở Cao uỷ LHQ về người tị nạn (UNHCR), ẵm cô con gái trên tay trong một căn phòng nhỏ được thuê bởi người chồng đang mất tích tại một khu dân cư nghèo ở Tripoli, 07/03/2013. Hai thành viên nữ người Kurd thuộc đơn vị Popular Protection Units đứng bảo vệ tại một chốt kiểm soát gần thành phố Qamishli, Syria, 03/03/2013. Những người biểu tình thực hiện một trò chơi đường phố về nạn cưỡng hiếp trong một cuộc biểu tình gần toà nghị viện Ấn Độ, ở New Delhi, 21/02/2013.
Blogger Gadgets
Copyright 2010 QUANGHIEN968.

TRANG CHỦ. | ĐỌC BÁO | L.B.V MÁY TÍNH. | NGHE NHẠC. | XEM PHIM. |