Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

CHIM SÁO.

Nếu con sáo của bạn còn nhỏ thì bạn hãy chăm sóc cẩn thận cho đến khi trưởng thành (lông vũ mọc đầy đủ và có mào trên đầu).
Lúc này bạn hãy chộn một ít ớt bột hoặc ớt tươi rã nhỏ vào thức ăn rồi cho sáo ăn ngày 2 lần. Nhớ là ban đầu cho ít một sau tăng dần cho đến khi sáo lột lưỡi xong.
Đến giai đoạn tập nói: Bạn nên đưa sáo vào khu vực yên tĩnh (tốt nhất là góc vườn), dùng một miếng vải đen che lồng lại, hằng ngày đến bữa cho sáo ăn thì tháo tấm vải ra và tập nói cho sáo khoảng 30 phút rồi mới cho ăn. Khi sáo ăn xong thì lại dùng miếng vải che lại. Lần cho ăn sau lại làm lại các thao tác như vậy (nhớ chỉ tập cho sáo nói từng câu ngắn một, nói được câu này rồi mới tập câu khác) như: xin chào cậu chủ, nhà có khách, em đói rồi,....
Lột Lưỡi
Lột lưỡi chim sáo là bóc bỏ lớp sừng cứng đệm phía dưới lưỡi của con chim ra. Lột ra vậy để lưỡi chim mềm hơn - dễ bắt chước phát âm hơn.
Khi banh mỏ con chim ra bạn sẽ thấy phần mặt trên lưỡi rất bình thường, đầu lưỡi có dôi ra một mẩu sừng nhọn, trong - như móng tay vậy. Lớp sừng cứng nằm phía mặt dưới lưỡi của con chim, bạn sẽ lột bỏ nó đi.
Cách lột lưỡi:
- Phải có 2 người. 1 người giữ chim rùi banh mỏ nó ra.
- 1 người lấy dấm, hoặc nước cốt chanh tươi bôi vào đầu lưỡi. Một lát là chóp lưỡi mềm ra. Lấy móng tay khều nhẹ, thật nhẹ là ra, có 1 chút ở đầu lưỡi thôi đấy nhé. Làm mạnh là chết chim liền.
- Học nói thì phải kiên trì, ngày nào cũng vậy vào 1 giờ nhất định chỉ cho học 1 câu ngắn: chào bác... sẽ nhanh có kết quả thôi...
Lưu ý:
Bóc lưỡi (cạy bỏ cái chỗ da dưới lưỡi) có thể giúp chim nói dễ hơn, rõ hơn, mặc dù không cần làm thế chim vẫn biết nói. Nếu làm bạn nên làm thận trọng vì chim sáo là giống nhớ dai, nó thấy bạn "làm ác" với nó một lần dễ sẽ sợ tới già và không nghe lời bạn nữa.
Theo thegioichimcanh
 
Nếu bạn đang nuôi hay chuẩn bị nuôi một chú chim sao, hãy tham khảo một số kinh nghiệm nhỏ về cách chăm sóc chim sáo ở đây nhé!
Về chuồng trại của sáo
Nên tậu cái nào to một chút, không cần phải là lồng đẹp cầu kì về họa tiết Không quá to như lồng gà mà cũng đừng quá bé như lồng khuyên . Khoảng 50x 50 là được.
Về giới tính
Khi chọn sáo anh em nên chọn trống vì thường thì trống vẫn đẹp hơn về dáng dấp,oai vệ. Chọn con to mồm nhất đàn,đầu to chân cao to,mặt và mắt có vẻ dữ 1 chút thì xác xuất trống cao.Không nên mua sáo còn quá non. Không nên chọn con chưa mọc lông ống và chưa hết bọng phân, về nhiều lúc chết không rõ nguyên nhân. Và sẽ phải cho ăn liên tục sẽ vất vả không có nhiều thời gian.
Về chế độ dinh dưỡng
Cám trứng pha nước cho nhão dùng que đút cho ăn, bổ xung thêm các chất dinh dưỡng khác: Thịt bò, thịt lợn băm nhỏ, sâu (loại nào nó cũng ăn cả), châu chấu ngắt càng, tép khô giã nhuyễn trộn với cám…
Lưu ý: Sáo non còn chưa uống được nước bạn dùng xi lanh bơm nước vào miệng sáo.(nhiều người chỉ cho ăn cám nhão vì nghĩ có nước rồi nên sáo thường bị chết vì khát).
Sáo non đang bắt đầu tập mổ ( tháng thứ 2)
Hiện tượng sáo bắt đầu mổ là khi đút que sáo bắt đầu mổ vào que đút . Và để tập luôn cho sáo biết tự ăn khi đói cách đơn giản là pha cám nhão vào cóng để sáo tự mổ ăn dần, nếu khoảng 7~8 tiếng sáo ăn không hết thì nên đổ bỏ thay cám mới, không sáo ăn sẽ đau bụng do cám lên men chua. Tuy nhiên đây là thời kì đầu nên anh em phải đút thêm cho sáo.
Sáo bắt đầu thay lông ( tháng thứ 9)
Thường thì thời kì này anh em chú ý sức khỏe của sáo. Cho ăn uống chất dinh dưỡng bổ xung như đã nêu trên nhưng không nên cho ăn sâu sau lông sẽ không mượt, không đẹp. Cho sáo tắm nắng và tắm nước đều đặn.Tắm nước có thể cách vài ngày được nhưng tắm nắng rất cần thiết khi sáo đang thay lông.Nên có áo lồng vào mùa lạnh để ủ ấm cho sáo.Vì giai đoạn này sáo yếu đi 1 chút,sẽ ít hót hơn.Nếu anh em nào có điều kiện thì mua thêm thuốc bổ cho sáo.Quá trình thay lông thường kéo dài từ 2~3 tháng.
Sáo trưởng thành
Các loại bệnh sáo thường mắc phải:
- Bệnh tiêu chảy:
+Nguyên nhân: Cái này do người nuôi cho ăn quá nhiều thịt hoặc cám pha nước để lâu lên men, hoặc cám bị mốc, mối mọt.
Cách chữa: 1/4 viên berberin khoảng 1g hoà với nước trong cóng cho sáo uống trong ngày, liên tục trong 5 ngày.
- Lông chim xơ xác:
+Nguyên nhân: Do các kí sinh trùng gây hại bám vào lông và da, khiến sáo ngứa ngáy dẫn đến hiện tượng rỉa đến lông xơ xác, ngoài ra sáo gầy đi trông thấy dù cho ăn uống rất đều đặn và thêm nhiều các chất dinh dưỡng.
Cách chữa:  Việc đầu tiên ta phải vệ sinh chuồng trại cho sáo, vì sáo ăn nhiều thải nhiều nên khoảng 2 ngày thay đáy lồng. Cho sáo tắm bằng nước muối pha loãng, tắm xong cho phơi nắng khoảng 15 phút cho ung trứng dận, bọ trên người sáo.
- Chim sáo bị béo phì:( trường hợp hiếm)
+Nguyên nhân: Sáo nuôi trong lồng không được thả lại bổ xung nhiều chất mỡ,đạm dẫn đến nguyên nhân sáo trở nên chậm chạp,sinh ra lời vận động ít hoạt bát mà thường thấy ở sáo.Có trường hợp sáo chết đột ngột cũng do nguyên nhân này.
Cách chữa: Khi sáo có hiện tượng trên anh em chịu khó cho sáo tắm nắng mỗi buổi sáng,và cho ăn uống điều độ lại.
- Sáo bị viêm phổi ( Hiện tượng hắt xì): Trường hợp này anh em lưu ý vì sáo rất dễ chết
+Nguyên nhân: Thường thì do khí hậu lạnh mà anh em không trùm áo lồng,hoặc trời mùa đông sáo tắm xong không có nắng.Lúc đó hiện tượng sáo bắt đầu hắt xì lông xơ xác,toàn thân run lên.
Cách chữa:  Buổi tối trước khi đi ngủ nên trùm áo lồng tránh lạnh cho sáo.để nơi ấm áp. Pha nước đường cho vào cóng nước.
Sáo là loài chim khá khỏe những trường hợp mắc những bệnh trên khá hiếm gặp ở sáo, có thể trong quá trình nuôi sáo sẽ gặp. Nhưng khi chăm sóc sáo tốt thì tự nhiên sáo có sức đề kháng và khỏe mạnh để chống lại bệnh tật rồi.
Theo chimcanh
  

Dạy chim sáo nhanh biết nói.


Mùa này Sáo non đã biết tự ăn lấy, đây là dịp tốt nhất để luyện một con sáo biết nói theo giọng điệu và từ ngữ bạn mong muốn
1. Chọn sáo để nuôi dạy nói nên chọn loại chim sáo có mỏ màu trắng, không chọn chim mỏ vàng. Chim sáo có loại: Loại mỏ màu vàng nhìn rất đẹp, to con, bắt mắt nhưng chậm nói. Chim Sáo mỏ trắng nhỏ con nhưng rất mau nói.Trong một lồng chim thì nên chọn con nào to, chân to, cao, mượt mà (Vì sáo con chưa mọc mào nên khó tìm con đực- phải chọn như vậy). Còn nếu bắt được tổ thì nên chọn con thứ hai (Nhìn sự trưởng thành của chim con mà chọn) vừa dễ nuôi vừa mau nói. Đừng ham chọn con già lông nhất.
2. Khi sáo đã biết tự mổ thức ăn để sáo mau nói phải cách ly người, trùm áo lồng thật kín. Tốt nhất là để nơi ít người qua lại và thật yên tĩnh.Ở phố thì không được để tiếng rao của người bán hàng rong lọt vào tai nó. Nếu không nó sẽ rao lại ngay lời rao đó.
Bạn định dạy sáo câu gì, ví dụ: Chào Bác, hoặc Ai đấy, hay Bác ơi kẻ cắp... để mai này đặt lồng nơi góc cửa có ai vào nó sẽ hét toáng câu đó lên thì nên lựa chọn, cân nhắc để dạy.
3. Ngoài lúc cho sáo ăn và vuốt ve, tắm táp, sưởi nắng phải chùm áo lồng thật kín bằng vải dày tối màu. Khi lại gần lồng chim bạn hãy rón rén, nhẹ chân (Vì loài sáo rất tinh) hét thật to câu mình dạy nó nói. Hiệu quả nhất là vào chiều tối lúc sáo ngủ gà, lúc sáo đang ngủ và lúc đưa món mồi khoái khẩu nhử cậu ta. Ví dụ sáo rất tích ăn cào cào và thịt nạc trần, bạn dứ dứ và liên tục nói rõ ràng, rành rọt như dạy em bé nói, hiệu quả sẽ rất nhanh.
4. Bạn cứ kiên trì, đảm bảo sau năm, sáu tháng (kể từ ngày con sáo thôi không kêu choéc choéc) bạn sẽ có con sáo nói đúng câu bạn dạy. lưu ý nếu giọng bạn khàn khàn con sáo cũng sẽ khàn khàn. Để em bé giọng trong trẻo dạy con sáo cũng sẽ nói giọng trong vắt như ý muốn.
Khi sáo đã nói sõi bạn để lồng ở góc cửa ra vào có người lạ nó sẽ nói ngay câu bạn dạy, vì giống này nó giữ nhà tốt lắm. Con nào không chịu nói khi có người lạ bạn hãy nhờ trẻ nhỏ hàng xóm hàng ngày lấy ngón tay chọc tức cho nó xù mào lên, dần dần thấy người lạ nó sẽ rất ghét.
Những trường hợp nhà ở độc lập, ít người qua lại hoặc bạn nhốt kín trong nhà, không phải là nuôi trong phòng khách hoặc cho nó nhìn thấy người đi lại ngoài phố, khi thả ra khỏi lồng, đang chơi tha thẩn trong nhà thấy người lạ là nó xông đến mổ túi bụi đấy. Nguy hiểm nhất là khi các em bé lạ đến chơi mà nó xổng lồng là nó mổ ngay, rất nguy hiểm.
Chúc các bạn yêu sáo có chú sáo nói được những câu dễ thương, như ý!


 Kỹ Thuật Dạy Chim Tập Nói.

Những phương pháp chúng ta dùng để dạy chim tập nói giống hệt cách chúng ta dùng để dạy trẻ con nói chuyện. Cả trẻ em và chim đều học nói bằng cách theo dõi, lắng nghe và làm theo cha mẹ, anh em của chúng. Những con chim non sẽ tiếp thu bài học nhanh hơn các con đã trưởng thành.
Trước khi chúng ta dạy cho chim tập nói, chúng ta nên lưu ý đến một số những vấn đề được liệt kê dưới đây:



1. Sức khỏe của chim

Những con chim bạn định tập cho chúng nói phải thật sự khỏe mạnh. Bạn hãy quan sát hoạt động của chúng trong lồng cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết tình hình sức khỏe của chim. Một khi bảo đảm rằng chúng hoàn toàn không có một vấn đề gì liên quan tới sức khỏe và bệnh tật thì chúng ta có thể dạy cho chúng nói.

2.Trí thông minh

Không phải loại chim nào bạn cũng có thể tập cho chúng nói được. Vài loài chim thông minh hơn các loài khác. Đa số các loài vẹt đều có khả năng học nói, trong đó các giống: vẹt đuôi dài ở Úc, vẹt African Greys, vẹt mào vàng nhạt và vẹt mỏ dài Corellas là những giống chim có thể học nói nhanh và nói giỏi nhất, ngoài ra các loài như vẹt Lorikeets, vẹt khoang cổ, vẹt đuôi dài Macaws, vẹt Major Mitchells, Amazons, Galahs... đều có thể học nói được.

3.Thương yêu và tin tưởng

Chim chỉ nói chuyện khi chúng thương yêu và tin tưởng người chủ của chúng. Đó là cách chúng dùng để làm người chủ yêu quý của chúng chú ý đến mình. Không có sự thương yêu và tin tưởng này, chú chim cưng của bạn sẽ không bao giờ nói chuyện bởi vì chúng không có gì để nói với bạn.






4. Chăm sóc, kiên nhẫn và thời gian

Chim phản ứng lại theo cách giống hệt như trẻ con làm. Càng dành nhiều thời gian chăm sóc chúng, chúng sẽ học càng nhanh.

5. Công việc hằng ngày

Chim cần một thói quen sắp đặt sẵn hàng ngày để cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Hãy làm cho thời gian của những bài học trở thành một phần của công việc thường ngày của chúng. Những bài học ngắn kết hợp với tính khôi hài là cách tốt nhất để dạy chim nói chuyện.



6. Chim non

Khoảng thời gian tập ăn của chim tương ứng với đứa trẻ khoảng 2 đến 5 tuổi. Đây là lứa tuổi học một ngôn ngữ dễ dàng nhất. Ở nơi hoang dã, đây là lứa tuổi điển hình khi chim học theo cách riêng của chúng để sống sót. Chúng phải học ngôn ngữ của cha mẹ chúng và làm quen với những thức ăn mà chúng có thể ăn, và cùng lúc đó chúng tập bay. Điều này yêu cầu nhiều năng lực tinh thần và bộ não dễ tiếp thu nhất khi học ở tuổi này. Chúng ta có thể dùng khả năng này để tạo thuận lợi cho việc dạy chim nói chuyện. Chúng ta cũng có thể dạy những con chim lớn hơn nói chuyện nhưng phải cho chúng nhiều thời gian hơn để học.

7.Bài học đầu tiên

Giả sử rằng chim hoàn toàn khỏe mạnh, thông minh, vui vẻ và yêu bạn, thì nó đã sẵn sàng cho bài học đầu tiên. Việc học này chim phải cảm thấy thích thú, và được thoải mái trong một không gian tĩnh lặng. Hầu hết chim thích nói chuyện lúc chạng vạng tối hoặc buổi sáng sớm và đây là thời điểm tốt nhất cho bài học đầu tiên. Trước hết, chúng ta cần cho chim thấy rằng chúng được yêu thương. Chúng ta làm điều này bằng cách gãi phía sau cổ chim giống hệt cách cha mẹ chúng rỉa lông trên cổ nó. Đây là tín hiệu yêu thương của chúng ta đối với chim giống như “sự ôm ấp” ở người. Đây là điểm bắt đầu để dạy chim từ ngữ nào đó. Khi cổ nó được gãi nhẹ chúng ta cần nói “Tao yêu mày lắm” rồi thì chim sẽ hiểu hành động của bạn và đón nhận tình yêu thương. Khi chúng ta gãi vào cổ nó chúng ta lập lại câu “Tôi yêu bạn” và hôn vào mỏ chim. Khi đó, chúng ta nói “hôn” thì chim sẽ hiểu nghĩa của từ “hôn” và liên tưởng từ đó với tình thương chúng ta dành cho chim. Sau khi chúng ta đã thiết lập được tình yêu thương giữa chủ và chim, chúng ta có thể dạy cho chim biết tên của chúng. Điều này cần lập lại và rõ ràng để chim học tên của nó. Cụm từ “Tao yêu mày lắm, Birdie” hoặc bất cứ tên gì bạn đặt cho chim là cách tốt nhất để dạy chim biết tên của nó.



8. Bài học thứ hai

Sau khi chim biết tên của nó và “hôn”, thì là lúc dạy nó cư xử có ý thức. Để làm điều này, chúng ta phải kết hợp một từ với từng hành động. Ví dụ, vào buổi sáng chúng ta chào “good morning” và buổi tối “good night”. Chúng ta cũng nên đặt tên những thức ăn cho chim, đặc biệt những thức ăn chúng ưa thích. Chim cũng phải biết những câu ra lệnh như “nhảy lên” để đi trên cánh tay và “đến”. Khi chúng ta gãi dưới cánh chim, chúng ta nói “gãi”, v.v… Trong một thời gian ngắn chim sẽ hiểu lời nói của chúng ta cho từng hành động. Chim sẽ nói chuyện với bạn bằng ngôn ngữ riêng của nó; ví dụ, giơ cánh lên để được gãi và duỗi ra cho đến câu chào buổi sáng “good morning”. Qua một thời gian ngắn, sau đó quá trình học sẽ trở nên rất dễ dàng và chim sẽ “học lỏm” nhiều từ mà không cần bài học.

9. Bài học thứ ba

Sau khi đã học bài đầu tiên, bài học cuối cùng dạy chim nói chuyện với bạn theo cách đầy ý nghĩa. Ở nơi hoang dã chim non học tập bằng cách để tâm xem người thân của chúng ảnh hưởng với nhau (bạn đời, cha mẹ và anh chị em ruột). Ở giai đoạn học tập này, chim sẽ cho rằng bạn ngớ ngẩn một cách thông cảm nếu bạn lặp lại những từ không có ý nghĩa. Nó sẽ học rất nhanh bằng cách theo dõi và lắng nghe. Có nhiều ví dụ cho thấy rằng khả năng học tăng lên, ví dụ, vẹt Lorikeets thích bắt chước nói chuyện điện thoại và trả lời điện thoại như chủ của chúng.




Cách nhanh nhất để dạy chim nói chuyện có ý nghĩa là nhờ thái độ ghen tỵ, và "học ghen tỵ " là bài học thứ 3. Hầu như một con chim kiểng luôn luôn ghép cặp với một con khác trong nhà như thể nó chọn một bạn đời ở nơi hoang dã. Điều này cho phép chúng ta dùng sự ghen tỵ như một phương tiện dạy chúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét



CÁC BẠN GỬI ẢNH CHO TÔI BẰNG CÁCH COPY URL CỦA ẢNH RỒI DÁN VÀO KHUNG NHẬN XÉT BÊN DƯỚI.

Blogger Gadgets
Copyright 2010 QUANGHIEN968.

TRANG CHỦ. | ĐỌC BÁO | L.B.V MÁY TÍNH. | NGHE NHẠC. | XEM PHIM. |