Hiển thị các bài đăng có nhãn QUANGHIEN968. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn QUANGHIEN968. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

TÀU NGẦM TÊN HÀ NỘI .


Nhà máy đóng tàu Admiralty vừa bắt đầu tiến hành thử nghiệm trên biển tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên cho đối tác.

Tàu ngầm Kilo mang số hiệu tạm thời 01.339 mang tên Hà Nội được đóng cho Việt Nam đang được tiến hành thử nghiệm dưới nước tại cảng Kaliningrad. Trước đó, tàu ngầm Hà Nội được hạ thủy vào tháng 12/2012.
Quá trình thử nghiệm dưới nước tại cảng Kaliningrad được thực hiện với sự tham gia của thủy thủ đoàn đến từ Việt Nam. Thủy thủ đoàn Việt Nam được làm quen với quá trình điều khiển tàu ngầm dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nga.
Dự kiến tàu ngầm Hà Nội sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 8/2013.
Việt Nam và Nga đã ký kết hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện diesel lớp Kilo thuộc dự án 636M, tổng giá trị hợp đồng bao gồm xây dựng căn cứ cho tàu ngầm và vũ khí lên đến 4 tỷ USD.
Tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội đang được neo đậu tại cảng  Kaliningrad để tiến hành thử nghiệm dưới nước. Ảnh: Shipspotting.
Hợp đồng tàu ngầm Kilo cho Việt Nam đang được phía Nga thực hiện với tiến độ rất nhanh. Ảnh: Shipspotting.
Sau khi hoàn thành thử nghiệm tại đây, dự kiến tàu ngầm Hà Nội sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 08/2013. Ảnh: Shipspotting.
                                                                                                           SƯU TẦM.


Nga sắp đóng tàu hộ tống hiện đại phù hợp với VN



Thông cáo báo chí về buổi lễ khởi đóng tàu hộ tống lớp Buyan thứ 5 đã được công bố. Dự kiến, buổi lễ được tổ chức khá long trọng với sự tham dự của đại diện Bộ Quốc phòng Nga, đại diện các bộ ngành thuộc nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, đại diện huyện Zelenodolsk, đại diện huyện  Serpukhov, đại diện công ty cổ phần Ak Bars, đại diện nhà thiết kế và các tổ chức đối tác.
Đồ họa hình ảnh tổng thể của tàu hộ tống lớp Buyan-M.

Tàu hộ tống lớp Buyan thuộc Project 21.631, đây là dự án phát triển các tàu hộ tống hiện đại cho nhiệm vụ hoạt động tác chiến tại các khu vực ven biển. Project 21.361 là dự án phát triển nâng cấp từ tàu hộ tống Project 21.360. Tàu được thiết kế với khả năng tàng hình tương đối tốt.
Tàu hộ tống thuộc Project 21.361 được gọi là lớp Buyan-M (chữ M trong tiếng Nga có nghĩa là hiện đại hóa). Tàu được trang bị hệ thống vũ khí đầy uy lực bao gồm: Pháo hạm A190 100mm, pháo bắn siêu nhanh AK-630M-2, biến thể pháo siêu nhanh AK-630 với 2 hệ thống pháo được tích hợp trên cùng một bệ pháo.
Việc tích hợp 2 pháo 6 nòng 30mm trên cùng một bệ pháo tạo ra hiệu quả rất cao trong việc tiêu diệt các mục tiêu mặt nước hay đánh chặn các loại tên lửa chống hạm. Hai hệ thống phóng tên lửa đối không tầm thấp 3M-47 Gibka là biến thể trang bị trên tàu chiến của tên lửa Igla-1M.
Cận cảnh pháo bắn siêu nhanh AK-630-M2 được trang bị trên tàu hộ tống lớp Buyan-M.
Đặc biệt, tàu hộ tống Project 21.361 được trang  bị hệ thống phóng thẳng đứng 14UKSK sử dụng tên lửa chống hạm siêu âm 3M-54 Klub với tầm bắn tới 300 km. Tàu được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Pozitiv-ME1.2 với tầm phát hiện mục tiêu trên 150 km, cùng hệ thống điện tử hàng hải phụ trợ hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ đa dạng.
Tàu có chiều dài 75 mét, rộng 11 mét, mớn nước 2,5 mét, tải trọng đầy tải 949 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 2500 hải lý. Khả năng hoạt động liên tục 10 ngày trên biển, thủy thủ đoàn 52 người.
Chiếc tàu hộ tống Project 21.361 thứ năm được đặt tên là Serpukhov, trước đó 3 chiếc đã đi vào hoạt động thuộc Project 21.360. Tàu hộ tống Project 21.361 là một sự lựa chọn lý tưởng cho các hoạt động bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế ven biển. Loại tàu hộ tống này được đánh giá khá phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và phía Nga đã sẵn sàng cho xuất khẩu


.

Xem xe tăng và tên lửa phòng không Việt Nam tác chiến

Ngày 9/1, lớp tập huấn quân sự toàn quân năm 2013 đã tổ chức tham quan lữ đoàn xe tăng 201 (Binh chủng Tăng - Thiết giáp) và Đoàn tên lửa phòng không 64 (Sư đoàn phòng không 361, quân chủng PK-KQ) luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ).


Tại lữ đoàn 201, hơn 500 cán bộ tham dự lớp tập huấn đã được tham quan thứ tự hành động của tiểu đoàn 3 chuyển trạng thái SSCĐ từ thường xuyên lên cao; cơ động xe tăng đến khu vực sơ tán.
Buổi chiều cùng ngày, lớp tập huấn tham quan Đoàn tên lửa phòng không 64 luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ từ tăng cường lên cao; nạp đạn, thu hồi và ngụy trang khí tài, xếp đội hình, hạ mệnh lệnh hành quân.
Trực tiếp chỉ đạo hoạt động tham quan và luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ tại các đơn vị, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban tổ chức lớp tập huấn, đã ghi nhận sự cố gắng của các đơn vị trong chuẩn bị và thực hành luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ. Theo đồng chí Phó tổng tham mưu trưởng, việc luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra; đồng chí cũng nêu lên một số hạn chế trong quá trình luyện tập và yêu cầu các đơn vị rút kinh nghiệm, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung liên quan đến hoạt động chuyển trạng thái SSCĐ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng SSCĐ của các đơn vị trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
Một số hình ảnh trong luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ tại các đơn vị:
Cán bộ dự tập huấn tham quan thứ tự hành động chuyển trạng thái SSCĐ từ thường xuyên lên cao ở lữ đoàn xe tăng 201.
Lắp bình điện cho xe tăng.
Cố định một cơ số nhỏ vật tư kỹ thuật trước khi hành quân.
Đội hình xe tăng hành quân cơ động ra khu sơ tán.
Đoàn trưởng Đoàn tên lửa phòng không 64, Trung tá Nguyễn Quốc Văn (người đứng) giao nhiệm vụ trong chuyển trạng thái SSCĐ cho các thành phần.
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn tên lửa phòng không 64 ngụy trang phương tiện, chuẩn bị hành quân.
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn tên lửa phòng không 64 thể hiện quyết tâm cao, sau khi nhận mệnh lệnh hành quân.
Clip đội hình xe tăng của lữ đoàn xe tăng 201 cơ động ra khu sơ tán.
                                                                                                       SƯU TẦM.

16 bức ảnh xúc động về chiến tranh Việt Nam.

Qua ống kính của Đoàn Công Tính, chiến tranh là tội ác thảm khốc mang lại đau thương cho con người nhưng nó không thể giết chết niềm tin yêu cuộc sống, tin vào thắng lợi của chính nghĩa.

Nhiếp ảnh gia, cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính sinh năm 1943, quê ở Nam Định. Ông nhập ngũ năm 19 tuổi (1962) khi đang học lớp 9. Say mê nhiếp ảnh, ông vừa tham gia quân ngũ vừa cộng tác cho báo Quân đội nhân dân và sau đó được nhận vào làm việc, trở thành phóng viên chiến trường năm 1969.
Vào thời điểm chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt nhất, ông đã băng qua lửa đạn có mặt tại các chiến trường Quảng Trị, Hà Nội, Đường 9 - Nam Lào… ghi lại cuộc đấu tranh gian khổ của quân và dân ta.
Nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính (trái) thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cùng cựu phóng viên chiến trường Nick Út tháng 4 vừa qua
Ông đã đoạt nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Huy chương Vàng của Tổ chức quốc tế các nhà báo O.J.C, Giải thưởng ACCU (Châu Á - Thái Bình Dương), Giải nhất của Hội Nhà báo Việt Nam năm 1973…
Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tínhchiến tranh là tội ác thảm khốc mang lại đau thương cho con người nhưng nó không thể giết chết niềm tin yêu cuộc sống, tin vào thắng lợi của chính nghĩa. Ông đã tập hợp bộ ảnh gồm 16 tấm được ông yêu thích nhất để giới thiệu với bạn bè quốc tế và trong nước.  Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị và 37 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả bộ ảnh Chiến tranh Việt Nam do tác giả cung cấp:
Vượt thác băng ghềnh, 1970
 Trên đường hành quân
Đồng bào các dân tộc thiểu số phục vụ chiến dịch lớn (Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 1971)
Xe tăng của ta bị trúng mìn, các chiến sĩ dũng cảm vượt lên truy kích địch (Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 1971)
Trên đồi không tên (Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 1971)
Niềm vui từ quê nhà (Trường Sơn, tháng 3/1972)
Đánh chiếm căn cứ Đầu Mầu (Quảng Trị, ngày 31/3/1972) - Giải thưởng lớn cùng Huy chương vàng của tổ chức O.J.C
Tình đồng đội (giữa bom B52 rải thảm ở Quảng Trị, 1970)
Cứu chữa cho tù binh địch (căn cứ Đầu Mầu – 31/3/1972)
Chiến tranh – Nỗi đau của con người
Trận đánh trước Thành cổ Quảng Trị, 1972
Nụ cười chiến thắng dưới chân Thành cổ Quảng Trị, 1972
Nắng dưới lòng đất (Thành cổ Quảng Trị, 1972)
Cha con ông già ngư dân Quảng Trị không quản nguy hiểm ngày đêm đưa bộ đội vào Thành cổ chiến đấu, 1972
Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, 1972
Nụ cười thầm (tay súng dân quân ngoại thành Hà Nội hạ máy bay Mỹ, 1972)
                                                                                                     Theo VTC.

Những bức ảnh từng gây chấn động về chiến tranh Việt Nam


Những khoảnh khắc hiếm thấy và chân thực nhất của lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam trước khi hiệp định Paris được ký kết năm 1973 đã khiến dư luận chấn động.


Nhân kỷ niệm 40 năm hiệp định hòa bình Paris được ký kết, tạp chí Life của Mỹ đã cho đăng lại những loạt ảnh của phóng viên chiến trường Larry Burrows từng gây chấn động dư luận thế giới. Qua ống kính của tác giả, hiện thực chiến tranhđược tái hiện trọn vẹn và chân thực khiến ai cũng phải suy ngẫm. 
Trong đó loạt ảnh “Một chuyến bay cùng Yankee Papa 13” kể lại một chuyến đi càn của bộ binh Mỹ đã gây chấn động thế giới và được xem như chuỗi ảnh đơn xuất sắc nhất về cuộc chiến tại Việt Nam
Phi đội trực thăng của lính thủy đánh bộ Mỹ tập trung nghe giao nhiệm vụ tại Đà Nẵng sáng ngày 31/3/1965. Nhiệm vụ của họ là đưa một tiểu đoàn bộ binh ngụy tới một địa điểm hoang vu cách đó chừng 32km.

James Farley, 21 tuổi, chỉ huy chiếc Yankee Papa 13 (YP13) xách khẩu súng máy M-60 tới chiếc trực thăng.
Bên trong chiếc YP13, một trong 17 trực thăng tham gia nhiệm vụ, xạ thủ Hoilien đang lắp đạn vào khẩu M-60.
James C. Farley chuẩn bị sẵn sàng cất cánh.
Xạ thủ hồi hộp theo dõi động tĩnh dưới mặt đất trên đường bay.
YP13 đã tới điểm đáp. Farley giữ chắc súng trong lúc các binh sỹ ngụy nhảy xuống.
Cuộc đổ bộ nhìn từ bên trong trực thăng.
Từ chiếc YP3 đã bị hạ, xạ thủ bị thương, chạy lại chiếc YP 13 nơi Farley đang đợi ở cửa.

Phi công của chiếc YP3 cũng nằm bất động trong buồng lái. “Farley đã tắt động cơ của chiếc YP3”, phóng viên Burrows viết. “Còn tôi đang quỳ dưới đất bên cạnh chiếc máy bay để tránh đạn của bộ đội Việt Nam. Farley nhanh chóng kiểm tra vết thương của phi công. Từ chỗ máu chảy ra quanh cổ và mặt, Farley đã thấy một lỗ đạn ở cổ. Chừng đó cộng với việc viên phi công không động đậy chút nào, anh ấy nghĩ viên phi công đã chết”.
“Farley, không thể rời khẩu súng của mình cho đến khi YP13 ra khỏi tầm hỏa lực địch, đang nhìn chằm chằm với vẻ mặt hoảng hốt vào phi công phụ của chiếc YP3, trung úy Magel nằm trên sàn”.
“Một người bị thương nữa, trung úy Billie Owens, đã bị trúng đạn vào vai và bị sốc”. Kiệt sức bởi sự căng thẳng, Farley đứng lên trong khi một đồng đội khác (gần camera) an ủi Owens.

“Đột nhiên”, Burrows nhớ lại “ở lối vào máy bay, Farley bắt đầu chửi thề. Sau đó cậu ấy bật khóc. Lúc đầu còn cố giấu mặt đi nhưng sau đó chẳng quan tâm xem có ai đang nhìn mình”.
YP13 trở về Đà Nẵng.
Farley nói chuyện với phi công của mình, đại úy Vogel về viên phi công bị bỏ lại trong chiếc YP3.
Farley và Hoilien, mệt mỏi rã rời, đứng cạnh chiếc trực thăng và tiếp tục kể lại về ngày làm nhiệm vụ.
Quá mệt mỏi và căng thẳng, James Farley đã gục xuống khóc nức nở trong kho quân nhu.
Tác giả của loạt ảnh Larry Burrows. Ông đã qua đời tháng 2/1971 khi chiếc trực thăng chở ông cùng các đồng nghiệp bị bắn rơi tại Lào.
                                                                                              SƯU TẦM.

ẢNH ĐỘC - BỒ CÂU.

 Thoạt nhìn, đố ai biết đây là con chim gì.
Câu trả lời: Đây là bồ câu "sư tử".
Chúng là một trong số những giống bồ câu nhập ngoại có hình thù lạ mắt đang được những người chơi bồ câu ưa thích.
 Tên gọi của chúng là bồ câu “thổi kèn”.
 Đây là bồ câu đuôi xòe nhập khẩu từ Mỹ, được gọi tắt là “xòe Mỹ”.
 Còn đây là "xòe Nhật".
 Bồ câu "vảy cá".
  Bồ câu “bông cúc” có cái đầu khá ngộ nghĩnh.
 Hai "bông cúc" trắng.
 Bồ câu "cánh cụt".
 Bồ câu "gà banh".
 "Hoàng châu" chân lông.
 "Hoàng châu" chân lông còn non đã có đôi chân rất "um tùm".
 Bồ câu "két cánh vàng", có cái mỏ ngắn cũn như mỏ két.
 Bồ câu "ông thọ".
 Bồ câu "hỏa tiễn".
Bồ câu "bi".
Nhiều chú bồ câu có đôi chân rất "thướt tha".
 Bồ câu "két cánh vàng", có cái mỏ ngắn cũn như mỏ két.
                                                                                                                    SƯU TẦM.
Blogger Gadgets
Copyright 2010 QUANGHIEN968.

TRANG CHỦ. | ĐỌC BÁO | L.B.V MÁY TÍNH. | NGHE NHẠC. | XEM PHIM. |